Ai có thể bị khóa thuê bao và cách giải quyết
Cuốn sách Hành trình vì hòa bình thuộc thể loại hồi ức của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể lại những câu chuyện quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam.Nội dung của cuốn sách tái quá trình gian nan để vượt qua rào cản tư duy, cho tới những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng, triển khai lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc trong hơn 10 năm qua.Trong lời giới thiệu cuốn sách, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã khẳng định, cuốn sách "không chỉ kể về những nhiệm vụ gian truân và đầy thử thách, mà còn là câu chuyện về lòng can đảm, tình nhân ái, tinh thần nhân văn và ý chí kiên cường của những chiến sĩ "mũ nồi xanh" Việt Nam tại châu Phi xa xôi. Những trang sách này như những dòng hồi ức chân thật, phản ánh quá trình Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Cuốn sách Hành trình vì hòa bình của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gồm 6 chương, có 5 chương là hồi ức của tác giả gồm: Dò đường, Chuẩn bị và lên đường, Chuyện kể từ châu Phi, Nhìn lại và suy ngẫm, Hành trình tiếp nối. Chương cuối Cảm xúc gồm những bài viết của nhiều tác giả là những cảm nhận khi đọc bản thảo Hành trình vì hòa bình.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1959 (giấy tờ lý lịch ông ghi năm 1957), quê ở Thừa Thiên - Huế, con trai của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cố chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.Ông là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XI, XII; từng giữ các chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông có trình độ giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nghỉ hưu từ cuối năm 2021. Tới 14.9.2023, ông qua đời tại nhà riêng sau thời gian bệnh nặng. Vào tháng 3.2023, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ra mắt sách Người thầy, viết về thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức (ông Ba Quốc, 1922 - 2022).Đào tạo y khoa VN hướng đến tiêu chuẩn thế giới
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (Báo Thanh Niên số ra ngày 4, 5.9.2024), Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 4 người làm việc tại Mái ấm Hoa Hồng (Q.12). Cụ thể, khởi tố bị can, lệnh tạm giam Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (47 tuổi, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (48 tuổi, quê Sóc Trăng); khởi tố cho tại ngoại đối với bảo mẫu Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11). 4 bị can này đều bị khởi tố để điều tra về tội hành hạ người khác do trước đó đã bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng.Theo điều tra của công an, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh và Cẩm, Tuyền đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh hàng chục cháu bé và lặp đi lặp lại nhiều lần.Theo công an, đến nay đủ cơ sở xác định trong lúc chăm sóc trẻ, bị can Giáp Thị Sông Hương và một số bảo mẫu thường xuyên dùng tay xách người, ném lật úp lên nệm, đánh vào tay, chân… các bé. Bảo mẫu còn ngồi lên người trẻ sơ sinh, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp. Có bé bị đánh đến chảy máu miệng.Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin của PV Báo Thanh Niên trình báo về sự việc một số bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng địa chỉ tại L50, đường Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12 có hành vi đánh đập, ngược đãi đối với trẻ đang được nuôi dưỡng tại mái ấm này, Giám đốc Công an TP.HCM và Phó giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an Q.12 khẩn trương kiểm tra, xác minh nguồn tin; phối hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra trực tiếp. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố tổng cộng 4 bị can nêu trên.Trước đó, tháng 10.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM có văn bản thông báo tìm nhân chứng, người đã nhận con nuôi từ Mái ấm Hoa Hồng hoặc từ bà Giáp Thị Sông Hương, người gửi hoặc cho con, người từng ủng hộ tiền hoặc vật chất khác và người có tài liệu liên quan đến việc hành hạ trẻ em của Mái ấm Hoa Hồng; đề nghị đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra, làm rõ vụ việc.Theo Công an TP.HCM, Mái ấm Hoa Hồng được Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cấp phép hoạt động từ tháng 7.2023, do bà Giáp Thị Sông Hương là người đại diện pháp luật và trực tiếp quản lý. Cơ sở có 12 nhân viên bảo mẫu và 2 nhân viên lái xe. Tại thời điểm kiểm tra, có 86 cháu bé thuộc diện trẻ em mồ côi (từ 2 tháng - 3 tuổi) đang được nuôi dưỡng tại cơ sở, vượt quá số lượng cấp phép là 47 trẻ.Theo giấy phép hoạt động, đây là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí có chức năng trợ giúp, nuôi dưỡng các trẻ em cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị mồ côi, sống lang thang. Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cho biết, dù chỉ được cấp giấy phép hoạt động chỉ 39 trẻ nhưng tại thời điểm kiểm tra ngày 4.9, cơ sở này có đến 86 trẻ, vượt 47 trẻ.Sau vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng, Phòng LĐ-TB-XH Q.12 đã thu hồi giấy phép hoạt động của mái ấm này. Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm đăng trên Báo Thanh Niên, đến nay, hơn 80 trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa về các mái ấm công lập thuộc Sở LĐ-TB-XH để chăm sóc, nuôi dưỡng (gồm Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình; Làng Thiếu niên Thủ Đức; Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp).Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời rà soát, làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội đề kiến nghị cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương khắc phục, không để xảy ra vụ việc tương tự.
Những nơi có hiện tượng trả mặt bằng đồng loạt từ đầu năm, giờ ra sao?
Một người đàn ông đã dùng hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá của một công ty đấu giá, để rồi bị lừa đảo hết sạch. Ngày 1.1.2025, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Trần Tấn Hoàng (43 tuổi, ở quận Tân Phú) để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đây là người thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh VAMC, nơi đã khiến hơn 52 tỉ của một người đàn ông "không cánh mà bay". Trước đó, thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, Phòng Cảnh sát kinh tế xác lập chuyên án 089L, đấu tranh, bắt giữ Trần Tấn Hoàng để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", thông qua hoạt động đấu giá tài sản.Công an xác định vào tháng 5.2019, bị can Trần Tấn Hoàng thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh VAMC (công ty này đã nhiều lần thay đổi tên như Công ty Tiền Phong, Hoàng Phát, Trung Tín) và thuê người đại diện pháp luật, điều hành các phiên đấu giá.Do cần tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân, từ tháng 2.2020 - 1.2022, Trần Tấn Hoàng đã đưa ra thông tin gian dối về việc Công ty VAMC được cơ quan thi hành án giao bán đấu giá nhiều tài sản, để một người đàn ông tin tưởng nộp tiền đặt cọc.Ông này đã nộp hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá. Tuy nhiên, Trần Tấn Hoàng không thực hiện đúng cam kết mà chiếm đoạt số tiền này sử dụng mục đích cá nhân.Nhận tin báo, Công an TP.HCM đã khẩn trương xác lập chuyên án, đấu tranh, bắt giữ Hoàng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.Ngoài ra, quá trình điều tra Phòng Cảnh sát kinh tế còn nhận được đơn tố giác của một số cá nhân khác về việc bị can Trần Tấn Hoàng nhận tiền đặt trước của người tham gia đấu giá nhưng sau khi việc mua bán tài sản đấu giá không thành, bị can Hoàng đã không hoàn trả lại tiền mà chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Có 2 giai đoạn Khuất Văn Khang buộc phải thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái, giai đoạn đầu tiên là tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á, dưới thời HLV Troussier hồi đầu năm ngoái. Giai đoạn thứ 2 là tại AFF Cup 2024 hồi cuối năm ngoái. Cả 2 giai đoạn đấy, cầu thủ đang khoác áo CLB Thể Công Viettel đều thi đấu không thành công.Thậm chí, Khuất Văn Khang còn suýt trở thành tội đồ của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Anh mắc lỗi nặng trong trận đấu với Philippines ở lượt trận thứ 3 vòng bảng. Nếu đội tuyển Việt Nam thua Philippines trong trận đấu nói trên, con đường lên đến ngôi vô địch của đoàn quân trong tay HLV Kim Sang-sik chắc chắn gập ghềnh hơn nhiều.Thế nhưng, khi quay về với vị trí tiền vệ tấn công sở trường, Khuất Văn Khang gần như lột xác. Cầu thủ này góp công rất lớn trên hành trình lên ngôi đầu bảng V-League 2024-2025 của Thể Công Viettel. Khuất Văn Khang góp 2 bàn thắng cho đội bóng của HLV Nguyễn Đức Thắng tại V-League. Ngoài ra, cầu thủ này còn đóng góp cho đội bóng chủ quản bằng những đường chuyền, những tình huống đá phạt, những pha đi bóng làm rối loạn hàng thủ đối phương.Khuất Văn Khang thi đấu tốt ở cả vị trí tiền vệ tấn công bên cánh trái lẫn cánh phải. Chưa hết, khi di chuyển vào trung lộ để hỗ trợ chiếm lĩnh các khoảng trống ngay trước mắt các trung vệ đối phương, Khuất Văn Khang cũng tỏ ra khá nguy hiểm.Đây cũng là cách Khuất Văn Khang đã thi đấu dưới thời HLV Hoàng Anh Tuấn, ở các giải U.23 và U.20 châu Á các năm 2024 và 2023. Khi đó, HLV Hoàng Anh Tuấn cũng đặt Khuất Văn Khang vào vị trí tiền vệ tấn công, thay vì hậu vệ cánh trái. Chỉ khi đá ở vai trò tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật và sự sáng tạo của cầu thủ này mới được thể hiện. Ngược lại, khi đá ở vị trí hậu vệ cánh trái, cầu thủ này lại bộc lộ nhược điểm về thể hình và khả năng tranh chấp tay đôi.Có lẽ HLV Kim Sang-sik cũng đã thấy hết những điều đó, thấy hết các điểm mạnh và điểm yếu của Khuất Văn Khang. Việc cầu thủ của Thể Công Viettel xuất sắc trong vai trò tiền vệ tấn công có thể cũng sẽ mở ra khả năng HLV Kim Sang-sik trao cho anh vai trò dẫn dắt lối chơi của đội tuyển U.22 Việt Nam, tại SEA Games. Về mặt kinh nghiệm thi đấu quốc tế, cũng như về mặt tuổi tác (22 tuổi), Khuất Văn Khang hiện rất thích hợp để sắm vai cầu thủ đầu tàu nơi hàng tiền vệ của đội tuyển U.22 Việt Nam. Chưa hết, một kỹ năng khác cũng rất đáng chú ý ở Khuất Văn Khang, đó là kỹ năng đá phạt. Cầu thủ này từng ghi 1 bàn thắng rất đẹp ở giải U.23 châu Á năm ngoái, với pha đá phạt vào lưới đội tuyển U.23 Malaysia từ khoảng cách gần 30m. Đây là bàn thắng khiến nhiều người liên tưởng đến những tình huống đá phạt của Nguyễn Quang Hải. Một cầu thủ như thế nếu không đặt anh ở hàng tấn công mà lại đặt ở hàng phòng ngự thì quá phí.Nếu buộc Khuất Văn Khang chơi ở hàng phòng ngự, việc này vừa trái sở trường của anh, vừa khiến cho cầu thủ này bị bào mòn thể lực một cách vô ích, trong khi anh hoàn toàn có thể tiết kiệm nguồn thể lực đó cho những tình huống tấn công, hỗ trợ tấn công và uy hiếp khung thành đối phương.Có lẽ đến lúc này, các HLV nội như Nguyễn Đức Thắng và Hoàng Anh Tuấn vừa giúp HLV Kim Sang-sik làm được một việc rất quan trọng, đó là gạch tên 1 hậu vệ không giỏi, thay bằng 1 tiền vệ tấn công rất sáng giá, mang tên Khuất Văn Khang!
Quán bán thịt 300 con mèo mỗi tháng ở Việt Nam lên báo Mỹ
Cụ thể, ông N.Q.D và bà N.T.N đăng tải bài viết có thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng xã hội Facebook (nick là DzungArt Nguyen và Nga Nguyen) đã xúc phạm uy tín, danh dự một lãnh đạo Công ty Cổ phần VietJet. Hành vi này vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng.Ngày 20.1, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ban hành Quyết định số 04, Quyết định số 05 xử phạt vi phạm hành chính đối với ông N.Q.D và bà N.T.N theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020 ngày 3.2.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 14/2022 ngày 27.1.2022 của Chính phủ.Theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, đơn vị này đã phổ biến quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và các quy định khác có liên quan.Hai cá nhân bị xử phạt lần này đã nhận thức rõ hành vi vi phạm trong hoạt động cung cấp thông tin trên môi trường mạng internet, nghiêm túc thực hiện gỡ bỏ nội dung vi phạm và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.